Ghi sâu lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khởi xướng, phát động các phong trào thi đua yêu nước, coi đó là một bộ phận quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mà Người còn là tấm gương mẫu mực trong những phong trào thi đua. “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung về thi đua yêu nước có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc, có sức sống mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước.

Xem thêm

Giá trị nhân văn trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi "Thi đua ái quốc" (11/6/1948 - 11/6 /2018) chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Đoàn Thế Hanh - Giảng viên cao cấp, Viện Văn hóa và phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, về "Giá trị nhân văn trong lời kêu gọi thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Nói một cách cô đọng nhất về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị sự nghiệp của Người là giá trị nhân văn. Đó là giá trị tổng hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, thuộc bản chất người, được thể hiện qua tư tưởng, hành động của Người, từ đó lan rộng ra toàn xã hội về sự phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của mỗi người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và của toàn thể nhân loại. “Lời Kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể nhân dân Việt Nam cũng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc đó.

Xem thêm